Chứng minh tài chính du học và những điều chưa biết

Những thủ tục giấy tờ rườm rà, hàng tá bằng cấp, chứng chỉ liên quan cần chuẩn bị và cả việc chứng minh tài chính du học luôn là một vấn đề nan giải với phần đông các bạn du học sinh hiện nay. Khó giải quyết, cực kì tốn thời gian chính là điểm chung của những rắc rối này, đôi khi còn khiến người học phải ngậm ngùi dời ngày đi lại. Vậy, chứng minh tài chính du học thực sự là gì và nó có khó khăn như ta nghĩ?

“Hành trang” cơ bản của việc du học

Cùng với những giấy tờ hết sức cơ bản như visa, passport, chứng chỉ ngoại ngữ, giấy nhập học,… thì chứng minh tài chính du học cũng là một trong những khâu quan trọng nhất mà các du học sinh tương lai bắt buộc phải vượt qua nếu muốn học tập, làm việc tại nước ngoài. Có thể hiểu nôm na việc chứng minh tài chính là việc bạn và gia đình cung cấp những giấy tờ có giá trị giúp Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh có thể đánh giá được khả năng tài chính của người đi du học. Thông thường, bạn sẽ phải xuất trình được sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập hàng tháng và chứng minh tài sản sở hữu. Tuy nhiên, nói vậy không phải là tất cả các nước trên thế giới đều yêu cầu chứng minh tài chính du học, thay vào đó họ sẽ có những đòi hỏi khác “nhẹ nhàng” hơn, như đảm bảo đủ điều kiện ăn ở trong một năm đầu tiên hay chỉ cần một số tiền nhất định trong tài khoản ngân hàng, điều này phụ thuộc vào chính sách của từng quốc gia.

a10 5846c

Mục đích của chứng minh tài chính

Việc chứng minh tài chính du học, như đã nói ở trên, là để Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh có thể đánh giá được khả năng tài chính của người đi du học. Một cách cụ thể, khi tiếp nhận các học sinh, sinh viên từ nhiều nước đổ về, cục xuất nhập cảnh ở các nước có mức thu nhập cao thường lo lắng về việc người học có mục đích vụ lợi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái. Một lao động phổ thông ở Việt Nam hiện nay có mức lương rơi vào khoảng 100-200 USD/ tháng, tuy nhiên, con số này sẽ tăng gấp 9-11 lần nếu là ở Úc, Mỹ, Anh,... Đó là lý do khiến rất nhiều người tìm mọi cách, trong đó có cả việc đi du học, để kiếm tiền. Đối phó với điều này, Đại Sứ Quán các nước thường đòi hỏi bản thân gia đình người học phải có điều kiện về kinh tế, bởi vậy, có thể nói mục đích chính của việc chứng minh tài chính du học là chứng minh cho họ thấy được rằng bạn thật sự có điều kiện và không cần phải sang nước họ để kiếm tiền.

chung minh tai chinh du hoc nhu the nao

Chính sách chứng minh tài chính tại các nước

Ngay ở mục đích của việc chứng minh tài chính du học cũng đã nói lên được rằng thường thì chỉ có những nước có mức thu nhập cao, tỷ giá hối đoái so với nhiều quốc gia khác là tương đối lớn mới yêu cầu, điển hình là Anh, Mỹ, Canada,... Tuy nhiên, vẫn có nhiều ngoại lệ mà điển hình nhất là Australia (Úc). Khi chứng minh tài chính du học, học sinh, sinh viên tại đây không cần phải chứng minh nguồn gốc tài chính, số tiền trong sổ tiết kiệm với cơ quan cấp xét visa, thay vào đó chỉ cần đóng cho trường đủ tiền học và đảm bảo ổn định sinh hoạt phí, đi lại, bảo hiểm trong năm đầu tiên là được.

Những bất lợi của học sinh, sinh viên Việt Nam khi chứng minh tài chính

Việt Nam là một nước còn nghèo, đồng tiền chưa có sức nặng trên thế giới, việc phải đảm bảo sở hữu một lượng đủ lớn tiền trong sổ tiết kiệm và chứng minh được thu nhập ổn định hằng tháng không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, chứng minh tài chính du học còn gặp phải nhiều vướng mắc ở khâu thủ tục hành chính bởi quy trình đôi lúc rườm rà, mất thời gian. Bê trễ, thiếu sót hay thậm chí là không thể chứng minh là những nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí cũng như làm trì trệ kế hoạch chung của nhiều bạn.