Việc nộp đầy đủ các điểm số và các giải thưởng thể thao vẫn chưa thể chắc chắn đảm bảo một suất trúng tuyển vào đại học Mỹ, bạn sẽ bị đẩy ra ngoài và nằm trong danh sách chờ giống bao ứng viên bình thường khác. Thông tin học thuật và hoạt động xã hội chưa đủ cho một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Bạn phải xem xét hồ sơ một cách tổng thể, toàn diện và dùng nó để kể một câu chuyện rõ ràng, thu hút người đọc về bản thân mình. Mỗi ứng viên cần kể một câu chuyện riêng thú vị của mình với các nhà tuyển sinh. Vậy tại sao bạn không kể một câu chuyện rành mạch, rõ ràng và thuyết phục trong bộ hồ sơ của mình. Thực tế sẽ không suôn sẻ như kiểu các yêu cầu hồ sơ tuyển sinh mà các trường đại học đề ra, ngoài bảng điểm, chứng chỉ, thành tích họ còn mong muốn bạn “Hãy kể câu chuyện về bản thân mình cho chúng tôi”. Một bộ hồ sơ đại học tiêu chuẩn sẽ giống như một danh sách với các điều cần phải thực hiện, như là các bài luận, bảng điểm, những thư giới thiệu nổi bật nhất. Với tư cách là một ứng viên, bạn đã tiếp cận những bước đầu của quy trình này, thực hiện từng bước một cách cẩn thận đối với từng yêu cầu ở mỗi giai đoạn. Bạn điền vào danh sách các hoạt động, giải thưởng, danh hiệu đạt được. Bạn có học bạ, có điểm SAT, AP và các bài thi cần thiết khác và nộp đến các trường ứng tuyển. Tiếp đến là công đoạn viết các bài luận cá nhân, sau đó là nhờ giáo viên tiếng Anh hoặc người thân đọc các bài luận và góp ý chỉnh sửa. Mọi người đều nhận xét đây là một bài viết thực sự tốt (và sự thật là như thế). Bạn đã hoàn thành tất cả mọi yêu cầu một cách rõ ràng, nhưng bạn không hiểu rằng vẫn còn một công đoạn quan trọng khác nữa mà bạn vẫn chưa hoàn thành xong, đó chính là kể một câu chuyện về bản thân một cách mạch lạc, và thu hút được người đọc. Nếu đây là điều các cán bộ tuyển sinh đại học muốn, vậy tại sao họ lại không chọn cách là đơn giản nói ra cho các thí sinh biết và thực hiện theo? Câu trả lời là đa số các trường đại học tin rằng họ đã đề cập đến vấn đề này. Họ đã nêu ra những yêu cầu này với mật độ rất thường xuyên (ở các buổi hội thảo, thuyết trình, các tài liệu, và trên các trang website của trường) rằng các trường đại học sẽ xem xét, đánh giá quy trình ứng tuyển một cách “toàn diện”. Điều đáng tiếc ở đây là nếu bạn không có cơ hội nhận được những lời khuyên, cố vấn chuyên môn từ các cố vấn tuyển sinh chuyên nghiệp, nhằm giúp hiểu được tâm lý của đa số các cán bộ tuyển sinh đại học, thì bạn có thể sẽ không hiểu rõ được ý nghĩa của những “yêu cầu” trên. Thí sinh nghĩ rằng “toàn diện” ở đây ngoài những yêu cầu về điểm số, còn là các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, và các bài luận. Bạn đã vô tình bỏ qua một ý vô cùng quan trọng khi các trường nói về việc hãy tiếp cận hồ sơ một cách “toàn diện”, ở đây họ đang muốn bạn kể một câu chuyện mạch lạc, rõ ràng và thu hút về chính bản thân mình.