Hotline: 090.246.3245
Gọi ngay
Vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của quý phụ huynh cũng như các bạn học sinh - sinh viên khi quyết định du học các nước nói chung và du học Mỹ nói riêng.
Việc chọn trường khi đi du học là một bước quan trọng vì nơi bạn học tập và sinh hoạt trong suốt thời gian ở nước ngoài sẽ quyết định một phần không nhỏ tới học phí cũng như chi phí sinh hoạt.
Nước Mỹ tất nhiên là một điểm đến vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, ở những thành phố khác nhau của Mỹ sẽ có mức sống và chi phí sinh hoạt khác nhau. Nếu không có đủ điều kiện để chi trả cho mức phí sinh hoạt ở các thành phố lớn, bạn có thể nghiên cứu và đăng ký theo học ở các thành phố có mức chi phí sinh hoạt dễ chịu hơn mà chất lượng giáo dục không bị giảm đi.
Một lưu ý khác nữa trong khâu chọn trường đó là: Các trường Đại học tư thục thường được du học sinh ưu ái hơn. Tuy vậy, học phí ở những trường này cũng nhiều hơn đáng kể so với các trường công lập hay cao đẳng cộng đồng Mỹ.
Bạn cần lên một danh sách các khoản phải chi khi đi du học, bao gồm:
- Học phí
- Chi phí sinh hoạt
- Vé máy bay, bảo hiểm du học sinh, lệ phí xin Visa
- Các khoản chi khác như: Lệ phí dự thi TOEFL/ IELTS, tiền đi lại làm thủ tục hồ sơ.
Khi đã lên danh sách, bạn sẽ tính được số tiền cụ thể cần thiết để đi du học Mỹ.
Khi đã nắm trong tay danh sách các khoản phải chi, mục tiêu của bạn đó là làm thế nào để tiết kiệm các khoản tiền trên từ giờ cho đến lúc đi du học. Trước tiên, bạn cần ước lượng thu nhập của gia đình và bản thân để ra các mục tiêu nhỏ, bắt đầu bằng những việc có thể hành động luôn như: Tiết kiệm một mức cố định hàng tháng hay tìm một công việc bán thời gian để cải thiện thu nhập.
Ngoài việc tìm kiếm các ý tưởng để tăng thu nhập như: làm thêm, kinh doanh thì bạn cũng cần cân nhắc loại bớt những thói quen tiêu dùng không cần thiết như: mua sắm, ăn uống để ưu tiên cho khoản tiền du học.
Bạn cùng gia đình nên bàn bạc trước với nhau để lên một kế hoạch tiết kiệm càng sớm càng tốt. Ngoài sự trợ giúp từ bố mẹ với thu nhập cố định của gia đình, có thể bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của ông bà hay họ hàng.
Việc tiết kiệm ban đầu được ít hay nhiều không quan trọng, miễn là bạn bắt tay vào dành dụm dần dần, sớm nhất và được nhiều nhất trong khả năng có thể. Ví dụ, với việc tiết kiệm 500.000 mỗi tháng thì sau 5 năm bạn đã dành dụm được 30 triệu chưa kể lãi suất. Số tiền đủ để bạn trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân trong một khoảng thời gian, đầu tư cho kỳ thi TOEFL / IELTS, hay mua vé máy bay.